Bị đốm nâu trên da là tình trạng tăng sắc tố phổ biến, làm một số vùng da trên cơ thể bị sẫm màu, xuất hiện các đốm hoặc các mảng màu nâu, đen, xám. Vậy bị đốm nâu trên da là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bị nổi đốm nâu trên da ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Bị Đốm Nâu Trên Da Là Bị Gì? Các Loại Đốm Nâu Trên Da Thường Gặp
Bị nổi đốm nâu trên da là những tổn thương lành tính xuất hiện trên những vùng da bị tăng sắc tố do nhiều nguyên nhân. Mặt và mu bàn tay là 2 trong số những vị trí thường xuất hiện những đốm nâu trên da nhất. Những đốm nâu này sẽ có xu hướng tăng số lượng theo độ tuổi và xuất hiện nhiều nhất ở độ tuổi trung niên và lớn tuổi.
Bị đốm nâu trên da sẽ thường có các kích thước khác nhau từ vài mm đến vài cm, bằng phẳng, màu nâu và hình dạng không đều. Những đốm nâu này là lành tính và không hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người mất tự tin trong giao tiếp.
Một số loại đốm nâu trên da thường thấy như:
- Các loại đốm nâu trên da gây ngứa: thực chất thì không có đốm nâu gây ngứa, chỉ ngứa khi bị dày và khô da.
Các loại đốm nâu không gây ngứa: xuất hiện ở mặt, tay, chân,… do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nội tiết tố thay đổi, bị các bệnh lý về da liên qua như viêm da cấp tính và cũng có thể do tác dụng phụ của một số thuốc điều trị bệnh.
2. Nguyên Nhân Bị Đốm Nâu Trên Da
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Đây là nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện đốm nâu trên da. Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có khả năng làm rối loạn sắc tố da, làm tổn thương da, từ đó hình thành nên những đốm nâu.
- Lão hóa: Quá trình lão hóa sau độ tuổi 30 sẽ khiến cho làn da mất đi tính đàn hồi, tăng nhanh quá trình sản xuất melanin làm làn da dễ xuất hiện những đốm nâu.
- Rối loạn nội tiết: Thay đổi nội tiết tố vào những thời điểm như mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh khiến da bị tăng sắc tố và dễ nổi đốm nâu ở mặt, 2 bên gò má, cẳng tay và bàn chân.
- Các bệnh lý liên quan (ví dụ: tăng sắc tố sau viêm): Mốt số các bệnh lý do bị viêm da cấp tính liên quan đến các tình trạng như vảy nến, nổi mụn trứng cá, chàm lâu năm, sẽ dễ làm xuất hiện các đốm nâu trên da.
3. Triệu Chứng Và Phân Loại Đốm Nâu Trên Da
3.1. Triệu Chứng Phổ Biến
- Xuất hiện những đốm phẳng, hình dạng không đều nhau trên da
- Thương có màu nâu sẫm
- Xuất hiện ở các vùng da như mu bàn tay, cẳng tay, mu bạn chân, gò má, lưng, vai,…
- Kích thước dao động trong khoảng khoảng vài mm đến vài cm.
- Nhiều đốm gộp lại với nhau, rõ rệt trên da.
3.2. Phân Loại Đốm Nâu Theo Vị Trí
- Đốm nâu: Xuất hiện ngẫu nhiên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể như mặt, da tay, da chân, da phận bụng, lưng,…
- Nám da: Chỉ xuất hiện ở một số vùng da hở trên khuôn mặt như trán, má, môi trên, dưới cằm và thường đối xứng hai bên.
- Tàn nhang: Xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc nhiều với tia cực tím.
4. Khi Nào Cần Đi Khám Bác Sĩ? Các Phương Pháp Điều Trị Thích Hợp
Cần đến gặp bác sĩ khi phát hiện có sự thay đổi về hình dáng và màu sắc của các đốm nâu. Bởi các đốm nâu cũng có thể là dấu hiệu của khối u ác tính. Tốt nhất đến bệnh viện để bác sĩ đánh giá khi có bất kỳ thay đổi mới trên da, đặc biệt là những đốm nâu đặc điểm sau:
- Một đốm nâu nhưng nhiều màu sắc
- Kích thước tăng nhanh
- Có hiện tượng chảy máu
Các phương pháp điều trị thích hợp:
4.1. Sử Dụng Kem Bôi Và Thuốc Uống
Một số loại kem bôi, thuốc uống theo toa để điều trị các đốm nâu sẽ chứa một số thành phần như: Axit azelaic, Axit glycolic (axit alpha-hydroxy), Hydroquinon, Axit Kojic, Vitamin C hoặc B3 (niacinamide).
Tuy nhiên việc sử dung kem chứa các thành phần trên có thể gây kích ứng da. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo về tác dụng phụ của kem bôi hoặc thuốc uống với bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn loại kem, thuốc uống phù hợp.
4.2. Liệu Pháp Ánh Sáng Và Laser
Công nghệ laser có tác dụng hạn chế sự sản xuất melanin trên da giúp lấy lại màu sắc tự nhiên của làn da. Công nghệ laser được đánh giá là phương pháp đơn trị liệu hiệu quả để làm mờ, xóa bỏ nhanh chóng tàn nhang, đốm nâu và gây ra rất ít tác dụng phụ.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cần phải có sự kiểm tra kỹ lưỡng của chuyên gia, bác sĩ thẩm mỹ về tình trạng da trước khi thực hiện công nghệ bắn laser.
Xem thêm: Điều Trị Nám Bằng Tia Laser Pico Tại Lux Beauty Center
4.3. Các Phương Pháp Tự Nhiên Và Chăm Sóc Tại Nhà
Một số các nguyên liệu tự nhiên như nước cốt chanh, nước ép dưa chuột, nha đam, củ hành, nha đam, vitamin E cũng đem lại nhiều hiệu quả đáng kể trên làn da như giúp da trở nên đều màu, sáng tự nhiên và mịn màng hơn.
5. Phòng Ngừa Đốm Nâu Trên Da
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, sử dụng các loại kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng từ SPF 30 trở lên
- Chế độ ăn uống dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau, hoa quả tươi, các loại thực phẩm giàu vitamin A, E, C, omega 3, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc để làn da khỏe mạnh.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để làn da trở nên khỏe mạnh, săn chắc, không bị chảy xệ, chùng nhão.
6. Câu Hỏi Thường Gặp Khi Bị Đốm Nâu Trên Da
6.1. Bị Đốm Nâu Trên Da Có Tự Biến Mất Không?
Đốm nâu trên da một khi đã xuất hiện tì đa số sẽ tồn tại lâu dàu và ít khi biến mất trừ khi sử dụng các biện pháp can thiệp.
6.2. Sau Bao Lâu Thì Thấy Hiệu Quả Điều Trị?
Có thể phải mất vài tháng hoặc 1 năm mới thấy tác dụng. Các đốm nâu mới cũng có thể xuất hiện theo thời gian, đặc biệt nếu bạn không bảo vệ da khỏi các tác nhân độc hại
6.3. Có Cần Theo Dõi Và Tái Khám Khi Bị Đốm Nâu Trên Da?
Cần thường xuyên theo dõ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo các đốm nâu nhanh chóng biến mất.
Để đặt lịch khám tại viện thẩm mỹ công nghệ cao Lux Beauty Center, Quý khách vui lòng bấm số 1900 252689 – 028 3930 2028 để được tư vấn miễn phí nhé!
block id=”form-bai-viet”]
LIÊN HỆ: LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: 33C1 Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3
Email: marketing@luxbeautycenter.com
Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028
Website: luxclinic.vn