Tiêm filler là một trong những phương pháp làm đẹp được chị em lựa chọn để giúp cho đôi môi của mình trở nên căng bóng, đầy đặn. Mặc dù tiêm filler được đánh giá là phương pháp làm đẹp an toàn, nhưng trong một vài trường hợp xuất hiện tình trạng tiêm môi bị vón cục. Cùng Lux tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng tiêm môi bị vón cục qua bài viết sau.
1. Tiêm Môi Bị Vón Cục Là Gì?
Tiêm môi bị vón cục là tình trạng sau khi đã tiêm filler, vị trí tiêm xuất hiện những cục tròn, nổi lộm cộm dưới da, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây là một trong các biến chứng của việc tiêm filler.
2. Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Tiêm Môi Bị Vón Cục
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiêm môi bị vón cục có thể kể đến như:
2.1. Tiêm Các Loại Filler Không Rõ Nguồn Gốc, Kém Chất Lượng
Các loại fiiller kém chất lượng (đặc biệt là các loại filler vĩnh viễn dạng silicon lỏng) được tiêm vào môi là một trong những nguyên nhân phổ biến làm xuất hiện tình trạng tiêm môi bị vón cục.
Tiêm môi bị vón cục có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc sau vài ngày, vài tháng, thậm chí vài năm. Tình trạng này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường hoặc cảm nhận được khi sờ vào. Những trường hợp nặng có thể gây biến dạng mặt.
2.2. Bị Tiêm Lượng Filler Quá Nhiều
Mỗi vùng da trên cơ thể sẽ cần một lượng filler nhất định, việc tiêm filler với liều lượng không hợp lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sau tiêm cũng như sức khỏe người tiêm. Chính vì vậy, việc thường xuyên lạm dùng filler sẽ làm tăng khả năng bị vón cục kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác như bị biến dạng, bị lệch, méo.
2.3. Tiêm Filler Sai Kỹ Thuật, Sai Vị Trí
Tiêm môi bị vón cục cũng có thể do kỹ thuật tiêm. Khi đặt lượng filler không phù hợp do vị trí nông quá hoặc lựa chọn filler không phù hợp với vùng da thì hiện tượng những nốt cục có thể xuất hiện ngay sau khi tiêm hoặc sau vài ngày, tuần.
Tiêm filler sai kỹ thuật, sai vị trí thường do người thực hiện có tay nghề kém. Do vậy, để đảm bảo an toàn bạn phải lựa chọn những địa chỉ làm đẹp uy tín với các bác sĩ chuyên khoa da liễu có tay nghề cao để mang lại hiệu quả tốt nhất.
2.4. Bị nhiễm trùng sau tiêm filler
Nhiễm trùng sau tiêm cũng là một trong những nguyên nhân. Khi mà dụng cụ tiêm không được vô trùng, quá trình tiêm filler không đúng quy trình cũng như việc chăm sóc sức khỏe sau tiêm không hợp lý. Nhiễm trùng da có khả năng gây loét, hoại tử làm gia tăng nguy cơ sẹo nên cần được thực hiện kỹ lưỡng.
3. Tiêm Môi Bị Vón Cục – Làm Gì Để Khắc Phục
Tiêm môi bị vón cục nên được khắc phục sớm để hạn chế các triệu chứng trở nặng và để lại hậu quả không mong muốn. Một số các biện pháp khắc phục tình trạng tiêm môi bị vón cục có thể kể đến như:
3.1. Liên Hệ Cơ Sở Thẩm Mỹ Uy Tín Để Gặp Các Chuyên Gia, Bác Sĩ
Đây là phương án tốt nhất giúp kiểm soát được tình trạng. Người bệnh sẽ được các bác sĩ kiểm tra tình trạng da, nguyên nhân và đề ra giải pháp điều trị phù hợp.
- Với các vết tiêm bị sưng thông thường do cơ địa thì bác sĩ sẽ massage vị trí vón cục.
- Nếu vết tiêm bị vón cục và sưng nhẹ do phản ứng của cơ thể thì sẽ được kê thuốc kháng sinh, kháng viêm.
- Nếu biến chứng nặng các bác sĩ có thể sẽ tiến hành tiêm tan filler.
3.2. Massage Nhẹ Nhàng Quanh Vị Trí Tiêm Filler
Trong trường hợp tình trạng vón cục không quá nặng bạn có thể tự massage bằng cách dùng tay để ấn nhẹ vùng da quanh vết tiêm tại nhà. Với những vết vón cục, bạn có thể dùng tăm bông nhỏ và nhấn nhẹ để massage vùng xung quanh.
3.3. Tiêm Tan Filler Bị Vón Cục
Tiêm tan filler được chỉ định ở những trường hợp tình trạng vón cục ở mức độ nặng và không thể thực hiện massage tại nhà.
3.4. Tiêm Steroid Vào Nốt Bị Vón Cục
Trường hợp những nốt cục vẫn còn tồn tại sau tiêm tan, các bác sĩ có thể dùng phương pháp tiêm steroid. Lượng thuốc tiêm vào sẽ tùy thuộc vào vị trí của nốt cục, những vùng da mỏng như mắt hoặc môi, lượng thuốc tiêm vào sẽ thấp hơn so với những nốt vón cục ở vùng cằm.
3.5. Loại Bỏ Filler Trước Đó Bằng Phẩu Thuật
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp xuất hiện các cục u to gây biến dạng khuôn mặt. Các bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ cục u.
3.6. Thay Đổi Chế Độ Chăm Sóc Da, Ăn Uống Khoa Học
Việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học và chăm sóc da hợp lý đóng vai trò rất quan trọng. Việc xây dựng một thực đơn khoa học hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị tiêm filler bị vón cục.
Một số lưu ý khi điều chỉnh lại thực đơn ăn uống:
- Không nên sử dụng thức uống có cồn hoặc chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Không nên dùng thức ăn chứa nhiều gia vị: Muối, đường, ớt…
- Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất có trong rau, củ, quả
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày
- Hạn chế nạp vào cơ thể những thực phẩm cay, nóng, có tính axit, dầu mỡ.
4. Filler – Phương Pháp Tạo Hình Gương Mặt An Toàn Tại Lux Beauty Center
Để hạn chế tối đa việc tiêm môi bị vón cục bạn nên lựa chọn cơ sở thẩm mỹ tiêm filler uy tín sử dụng chất làm đầy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đã được FDA Hoa Kỳ chứng nhận an toàn. Khi đến với trung tâm thẩm mỹ Lux Beauty Center bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời tại đây. Lux Beauty Center sở hữu đội ngũ các y bác sĩ là những người có chuyên môn và tay nghề lâu năm trong ngành làm đẹp sẵn sàng “tạo hình gương mặt” cho bạn mà không cần phẫu thuật, mang lại một diện mạo trẻ trung, xinh đẹp cho quý khách hàng.
LIÊN HỆ: LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: 33C1 Tú xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3
Email: marketing@luxbeautycenter.com
Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028
Website: luxclinic.vn