RỤNG TÓC NHIỀU THƯỜNG XUYÊN CÓ SAO KHÔNG? 7 NGUYÊN NHÂN TÓC RỤNG NHIỀU

Rụng tóc nhiều thường xuyên

Rụng tóc nhiều, thường xuyên là nỗi lo lớn của nhiều người. Rụng tóc không chỉ tác động tiêu cực đến ngoại hình mà còn là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Vậy rụng tóc nhiều, thường xuyên do đâu? Làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng này? Bài viết dưới đây từ Lux Beauty Center sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này.

1. Rụng tóc nhiều thường xuyên là gì? Dấu hiệu nhận biết tóc rụng nhiều

Rụng tóc là hiện tượng tự nhiên mà mỗi người đều trải qua hàng ngày. Trung bình mỗi ngày có khoảng 50 – 100 sợi tóc mất đi, điều này là hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tóc rụng nhường chỗ cho những sợi tóc mới mọc lên giúp duy trì sự cân bằng, tươi trẻ cho mái tóc. Tuy nhiên, khi số lượng tóc rụng vượt quá mức 100 sợi và diễn ra thường xuyên, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Dựa vào số lượng tóc rụng để biết rụng nhiều hay ít
Dựa vào số lượng tóc rụng để biết rụng nhiều hay ít

Rụng tóc nhiều, thường xuyên là hiện tượng tóc rụng với số lượng lớn và kéo dài trong thời gian dài mà không có dấu hiệu giảm bớt. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến tóc thưa, mỏng và thậm chí là hói đầu ở cả nam và nữ. Để nhận biết, bạn hãy dựa vào một số dấu hiệu cụ thể sau:

  • Số lượng tóc rụng vượt quá mức bình thường: Bạn nhận thấy tóc rụng nhiều hơn 100 sợi mỗi ngày, đặc biệt là khi chải tóc, gội đầu hoặc đơn giản là vuốt nhẹ tóc mà cũng rụng ra nhiều sợi.
  • Tóc thưa dần ở một số vùng nhất định: Vùng tóc ở đỉnh đầu, thái dương, hoặc vùng rẽ ngôi có thể trở nên thưa hơn so với bình thường. Bạn có thể nhìn thấy da đầu bị lộ ở những vùng này.
  • Tóc yếu, dễ gãy rụng: Tóc trở nên mỏng, yếu, khô và xơ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn là dấu hiệu cho thấy tóc đang thiếu sức sống, dễ bị tổn thương hơn bình thường.
  • Tóc rụng theo từng mảng: Một số người có thể gặp tình trạng rụng tóc theo từng mảng lớn, để lại những vùng da đầu hoàn toàn trống trải. Đây là tình trạng nghiêm trọng và cần được thăm khám y tế ngay lập tức.

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu rụng tóc nhiều, thường xuyên có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và khắc phục kịp thời nhằm ngăn chặn những tổn hại lâu dài cho mái tóc.

2. 7 Nguyên nhân rụng tóc nhiều thường xuyên bạn nên biết

Rụng tóc có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố bên trong cơ thể lẫn tác động từ môi trường bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1/ Yếu tố di truyền: Nếu trong nhà có người bị rụng tóc, bạn có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này, dù là nam hay nữ. Rụng tóc có thể bắt đầu từ độ tuổi trung niên hoặc sớm hơn.

2/ Rối loạn nội tiết tố: Nội tiết tố điều chỉnh các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của tóc. Việc mất cân bằng hormone, đặc biệt là hormone androgen ở nam giới và estrogen ở nữ giới, có thể dẫn đến rụng tóc. Phụ nữ thường gặp phải tình trạng rụng tóc sau sinh hoặc giai đoạn mãn kinh do thay đổi nội tiết tố đột ngột.

3/ Thiếu hụt dinh dưỡng: Tóc cần một lượng lớn vitamin, khoáng chất để phát triển khỏe mạnh. Chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, biotin, vitamin D thiếu hụt có thể làm cho tóc yếu đi và dễ rụng hơn. Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu protein, chất béo lành mạnh cũng góp phần làm suy yếu tóc.

4/ Căng thẳng và stress: Căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của tóc. Stress không chỉ làm tóc rụng nhiều hơn mà còn khiến tóc mọc chậm lại, dẫn đến tóc thưa mỏng dần theo thời gian.

5/ Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc không phù hợp: Sản phẩm chăm sóc tóc chứa nhiều hóa chất mạnh như thuốc nhuộm, chất tẩy không phù hợp có thể làm tổn hại đến nang tóc và da đầu, khiến tóc trở nên yếu, dễ rụng hơn.

6/ Tác động từ môi trường: Môi trường ô nhiễm, tia UV từ ánh nắng mặt trời, bụi bẩn và nhiệt độ cao đều là những yếu tố môi trường tác động trực tiếp lên tóc. Việc tiếp xúc với các yêu tố này trong 1 khoảng thời gian dài có thể làm tóc tổn thương, xơ rối, dễ có gàu, dễ rụng và dễ hình thành các bệnh lý liên quan đến tóc.

7/ Bệnh lý: Một số bệnh lý như tuyến giáp, tiểu đường, bệnh da đầu (viêm da tiết bã, nấm da đầu) có thể ảnh hưởng đến mái tóc. Bên cạnh đó, bệnh lý nghiêm trọng như ung thư và hóa trị cũng là nguyên nhân gây rụng tóc nhiều.

Rụng tóc có thể do di truyền
Rụng tóc có thể do di truyền

3. Rụng tóc nhiều có sao không, là dấu hiệu của bệnh gì?

Rụng tóc là hiện tượng tự nhiên mà hầu hết mọi người đều trải qua. Tuy nhiên, khi tóc rụng quá nhiều, thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề. Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này.

Tóc rụng nhiều do cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng

Tóc cần nhiều loại vitamin, khoáng chất để phát triển khỏe mạnh như sắt, kẽm, biotin, vitamin D, acid béo omega-3… Thiếu hụt dinh dưỡng có thể làm tóc trở nên yếu, dễ rụng. Ví dụ, thiếu sắt – khoáng chất vận chuyển oxy đến tế bào sẽ gây thiếu máu, dẫn đến rụng tóc. Tương tự, thiếu biotin, kẽm cũng làm giảm chất lượng tóc, khiến tóc dễ gãy rụng.

Rụng tóc nhiều do nội tiết tố

Mất cân bằng hormone có thể gây rụng tóc, đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn mãn kinh, khi mức độ estrogen giảm đột ngột. Ở nam giới, hormone DHT (dihydrotestosterone) gia tăng có thể dẫn đến rụng tóc, hói đầu do DHT làm thu nhỏ nang tóc, cản trở tóc mới phát triển.

Phụ nữ sau sinh thường bị rụng nhiều tóc
Phụ nữ sau sinh thường bị rụng nhiều tóc

Rụng tóc nhiều do lão hóa

Khi con người già đi, tốc độ tái tạo tế bào giảm xuống, bao gồm cả các tế bào tóc. Việc này khiến tóc trở nên mỏng hơn, khô xơ hơn và dễ gãy rụng. Quá trình lão hóa tự nhiên cũng làm giảm sản xuất dầu trên da đầu, khiến tóc mất đi độ ẩm, trở nên yếu hơn.

Mất ngủ tăng khả năng khiến tóc rụng nhiều

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi tái tạo tóc. Khi bạn thiếu ngủ hoặc bị mất ngủ thường xuyên, cơ thể không có đủ thời gian để sửa chữa, tái tạo nang tóc. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều hơn bình thường.

Hóa – xạ trị ung thư khiến tóc rụng nhiều

Liệu pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị có thể gây ra rụng tóc, lông toàn thân, bởi vì chúng ảnh hưởng đến tất cả tế bào trong cơ thể. Mặc dù tóc thường mọc lại sau khi kết thúc điều trị, nhưng quá trình này có thể mất nhiều thời gian. Tóc mọc lại sẽ mỏng hoặc có kết cấu khác so với trước.

Rụng tóc nhiều do thiếu máu

Thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm giảm lượng oxy cung cấp đến tế bào, bao gồm cả nang tóc. Nang tóc không nhận đủ oxy sẽ không thể phát triển khỏe mạnh. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở phụ nữ, đặc biệt là trong độ tuổi sinh sản.

Rụng tóc nhiều do căng thẳng

Căng thẳng kéo dài sẽ làm rối loạn hệ thống nội tiết tố và gây ra tình trạng rụng tóc nhiều. Căng thẳng dễ đẩy nhanh tốc độ rụng tóc, gây ra tình trạng tóc thưa dần theo thời gian. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể gây ra telogen effluvium – tình trạng tóc chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang giai đoạn nghỉ ngơi, khiến rụng tóc đồng loạt.

Bệnh tuyến giáp khiến tóc rụng nhiều

Tuyến giáp sản xuất hormone điều hòa quá trình trao đổi chất, tăng trưởng và phát triển của tóc. Rối loạn tuyến giáp, chẳng hạn như suy giáp hoặc cường giáp làm giảm hoặc tăng tốc độ trao đổi chất, dẫn đến tình trạng tóc rụng nhiều. Rụng tóc do tuyến giáp thường kèm theo triệu chứng khác như mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc thay đổi về nhiệt độ cơ thể.

Buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang là kiểu rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ, gia tăng sản xuất hormone nam (androgen), dẫn đến rụng tóc theo kiểu hói đầu ở nam giới. PCOS cũng có thể khiến kinh nguyệt không đều, tăng cân và mọc lông không mong muốn.

Rụng tóc nhiều do mắc Bệnh tim

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng rụng tóc, đặc biệt là rụng tóc ở vùng đỉnh đầu, có thể liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tình trạng rụng tóc có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề về tuần hoàn máu hoặc bệnh lý tim mạch khác.

Bệnh liên quan đến da đầu khiến tóc rụng nhiều, liên tục

Bệnh lý về da đầu như viêm da tiết bã, nấm da đầu và bệnh vảy nến sẽ làm tổn thương nang tóc, khiến tóc trở nên yếu và dễ rụng hơn. Viêm nhiễm da đầu làm tắc nghẽn lỗ chân lông, cản trở quá trình phát triển tóc mới và gây rụng tóc diện rộng.

Rụng tóc nhiều vì bệnh da đầu
Rụng tóc nhiều vì bệnh da đầu

Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường không được kiểm soát có thể dẫn đến tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp máu, oxy đến nang tóc. Ngoài ra, rối loạn chuyển hóa liên quan đến đái tháo đường cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển tóc, khiến tóc dễ rụng hơn.

Di truyền

Rụng tóc di truyền hay hói đầu kiểu nam hoặc nữ, là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc. Tình trạng này liên quan đến yếu tố di truyền và thay đổi hormone theo tuổi tác. Đối với nam giới, rụng tóc di truyền thường bắt đầu với hiện tượng tóc thưa dần ở vùng thái dương, trong khi phụ nữ thường gặp tình trạng tóc mỏng đi ở vùng đỉnh đầu.

4. Biện pháp khắc phục tình trạng tóc rụng nhiều hiệu quả

Nếu bị rụng tóc nhiều, bạn hãy xác định nguyên nhân chính xác và thực hiện biện pháp khắc phục hiệu quả. Cụ thể:

  • Bổ sung dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu vitamin, khoáng chất cần thiết cho tóc như sắt, kẽm, biotin, vitamin D sẽ giúp tăng cường sức khỏe tóc. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa và các loại hạt vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Giảm căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng thông qua hoạt động như yoga, thiền định hoặc tập thể dục đều đặn. Điều này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực của stress đến mái tóc.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp: Hạn chế việc nhuộm tóc, uốn, duỗi và tránh sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất mạnh hoặc không rõ nguồn gốc. Hãy chọn sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không chứa sulfates và parabens, giúp bảo vệ tóc, da đầu.
  • Bảo vệ tóc khỏi tác động từ môi trường: Đội mũ khi ra nắng, tránh tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời hoặc môi trường ô nhiễm. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng nhiệt độ cao khi sấy tóc, duỗi tóc hoặc uốn tóc để tránh làm tổn thương tóc.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa: Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài, hãy tìm đến bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia về tóc để được tư vấn và điều trị kịp thời.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện tuần hoàn máu, đảm bảo nang tóc nhận đủ oxy và dinh dưỡng cần thiết. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc mỗi đêm (từ 7-8 giờ) giúp cơ thể phục hồi, tái tạo tóc.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp bạn phát hiện sớm vấn đề liên quan đến tuyến giáp, thiếu máu hoặc bệnh lý khác có thể gây rụng tóc. 
Sử dụng dầu gội lành mạnh cho tóc giúp hạn chế rụng tóc nhiều
Sử dụng dầu gội lành mạnh cho tóc giúp hạn chế rụng tóc nhiều

5. Rụng tóc nhiều có cần đi thăm khám bác sĩ hay không?

Rụng tóc nhiều có cần đi thăm khám bác sĩ hay không? Bạn không nên chủ quan với tình trạng rụng nhiều tóc bởi đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Cùng Lux Beauty Center tìm hiểu một số điều về tóc rụng nhiều mà bạn sẽ phải suy nghĩ đến việc đi thăm khám bác sĩ nếu gặp các trường hợp sau đây:

  • Rụng tóc đột ngột hoặc quá mức: Tóc rụng nhiều bất ngờ, vượt quá mức rụng tóc tự nhiên hàng ngày. Thăm khám bác sĩ trong trường hợp này là cần thiết để xác định nguyên nhân, điều trị kịp thời.
  • Tóc thưa rõ rệt hoặc có mảng hói: Vùng đỉnh đầu hoặc thái dương lộ da đầu, tóc rụng thành mảng, da đầu bị tổn thương, viêm nhiễm. Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng rụng tóc kiểu hói đầu hoặc bệnh lý da đầu. Việc chẩn đoán, điều trị sớm bởi bác sĩ da liễu có thể giúp ngăn chặn tình trạng này tiến triển nặng hơn.
  • Rụng tóc kèm theo triệu chứng khác: Rụng tóc đi kèm với mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân, da khô, mất ngủ hoặc thay đổi về thể trạng. Điều này có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe như bệnh tuyến giáp, rối loạn miễn dịch hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ xét nghiệm và kiểm tra để xác định tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.
  • Rụng tóc kéo dài, không rõ nguyên nhân: Rụng tóc kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể liên quan đến căng thẳng, rối loạn ăn uống hoặc sử dụng một số loại thuốc. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, chẳng hạn như thay đổi thuốc, điều chỉnh lối sống.
  • Liệu pháp tự nhiên không cải thiện tình trạng rụng tóc: Thử liệu pháp tự nhiên như sử dụng dầu dừa, nha đam hay các loại thảo dược khác mà không thấy mái tóc cải thiện. Bạn hãy gặp bác sĩ để nhận được tư vấn, điều trị chuyên nghiệp.
Lux Beauty Center - Nơi thăm khám & điều trị tóc uy tín
Lux Beauty Center – Nơi thăm khám & điều trị tóc uy tín

Kết luận:

Tình trạng rụng tóc nhiều, thường xuyên không thể xem nhẹ, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Nếu xác định nguyên nhân và áp dụng biện pháp khắc phục kịp thời, bạn không chỉ lấy lại vẻ đẹp cho mái tóc mà còn bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Đọc Thêm:

>>> TÓC RỤNG NHIỀU KHI GỘI ĐẦU? NGUYÊN NHÂN VÌ SAO & CÁCH KHẮC PHỤC

>>> RỤNG TÓC ANDROGEN LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN RỤNG TÓC ANDROGEN, DẤU HIỆU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

>>> REVIEW TOP 7 BÁC SĨ TRỊ RỤNG TÓC GIỎI, UY TÍN TP.HCM

>>> RỤNG TÓC KHÁM Ở ĐÂU? REVIEW TOP 6 ĐỊA CHỈ ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC TP.HCM

>>> RỤNG TÓC LÀ GÌ? NHẬN BIẾT 11 NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

__________________

LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO

Địa chỉ: 33C1 Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3

Email: marketing@luxbeautycenter.com

Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028

Website: https://luxclinic.vn/

Fanpage: Lux Beauty Center