Gàu là tình trạng phiền toái mà nhiều người mắc phải, gây ra ngứa ngáy, khó chịu và tự ti trong giao tiếp. Vậy da đầu nhiều gàu là thiếu chất gì? Trong bài viết dưới đây, Lux Beauty Center sẽ bật mí tới bạn nhé.
3 Nguyên nhân gây gàu mà bạn nên biết
Trước khi tìm hiểu xe da đầu nhiều gàu là thiếu chất gì, bạn nên biết xem có những nhóm nguyên nhân nào khiến gàu phát triển mạnh:

1. Nguyên nhân sinh lý
- Khô da: Đặc biệt vào mùa đông, da đầu thường bị thiếu độ ẩm, khô và bong tróc hình thành nên những vụn gàu nhỏ.
- Da nhờn: Nhất là vào khoảng thời gian dậy thì, tuyến bã nhờn của cơ thể hoạt động mạnh, kéo theo sự xuất hiện gàu ở phần da đầu phía trước. Vảy gàu trắng, to, ẩm ướt và nhờn. Thông thường, khoảng 2 ngày sau khi gội đầu, bạn sẽ thấy gàu nhờn quay trở lại.
- Dùng dầu gội đầu không hợp với tuyến mồ hôi da đầu: Việc sử dụng dầu gội đầu không phù hợp (chứa thành phần tẩy rửa mạnh), gội đầu quá nhiều lần,… sẽ làm trôi đi lớp ceramide bảo vệ da đầu khỏi nấm, vi khuẩn và ký sinh. Bởi vậy bạn sẽ dễ mắc bệnh da liễu hơn, đồng thời tóc cũng mau rụng nhiều.
- Ít gội đầu: Ít gội đầu sẽ làm cho các tế bào chết tích tụ trên da đầu, gây bít tắc lỗ chân lông, làm da hô hấp kém và tạo điều kiện cho bệnh da dầu phát triển.
- Tiếp xúc với hóa chất làm đẹp: Đây là một sở thích của nhiều chị em hiện nay. Tuy nhiên, áp dụng hóa chất tạo kiểu tóc nhiều quá sẽ khiến lớp dầu tự nhiên trên da đầu bị mất đi, gây ra tình trạng khô da đầu, bong tróc gàu.
- Đi ngủ khi tóc còn ướt: Thói quen này cũng khiến nấm phát triển mạnh, tạo ra các bệnh da đầu, trong đó có gàu.
2. Nguyên nhân bệnh lý
- Nấm da đầu: Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng do vi nấm, thường gặp nhất là nấm Trichophyton và Microsporum. Bệnh gây ngứa, bong tróc, rụng tóc thành từng mảng và có thể lây lan nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh kém, tiếp xúc với nguồn lây nhiễm hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
- Bệnh viêm da tiếp xúc: Viêm da tiếp xúc có thể xuất phát từ việc sử dụng dầu gội đầu, hóa chất làm đẹ tóc,… có chứa thành phần kích ứng da. Bệnh ở thể nhẹ chỉ có triệu chứng là ngứa và bong tróc da đầu như gàu. Trong khi đó, viêm da tiếp xúc ở thể nặng có thể sinh mủ, mụn, gây tiết dịch,… cần đi khám bác sĩ da liễu.
- Viêm da tiết bã: Viêm da tiết bã là một bệnh da liễu mạn tính do rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn, thường gặp ở da đầu, mặt và ngực. Bệnh gây viêm, bong vảy trắng hoặc vàng nhờn, làm mất cân bằng da đầu và kích thích nấm Malassezia phát triển, dẫn đến gàu. Tình trạng này có thể trở nên nặng hơn do stress, thời tiết lạnh hoặc chế độ ăn uống không hợp lý.
- Bệnh vảy nến: Rất nhiều người bị vảy nến với dấu hiệu ban đầu là những mảng da đầu bong tróc. Sau một thời gian, người mắc vảy nến sẽ xuất hiện nhiều vảy trắng mủn xếp chồng lên nhau, kèm theo lớp da đầu phía dưới sưng đỏ.
3. Thiếu dưỡng chất
Thiếu dưỡng chất cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy gàu sinh sôi mạnh hơn. Đặc biệt là những thành phần dinh dưỡng quan trọng với da đầu và tóc như vitamin B, vitamin A, vitamin D, khoáng chất,…
Da đầu nhiều gàu là thiếu chất gì?
Vậy da đầu nhiều gàu là tín hiệu của việc thiếu chất dinh dưỡng nào? Cùng Lux Beauty Center khám phá tiếp nha.

1. Vitamin B (B2, B3, B6, B7 – Biotin, B12)
Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da đầu và tóc, giúp kiểm soát dầu nhờn, thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào và giảm viêm. Khi thiếu hụt, da đầu dễ mất cân bằng, trở nên khô hoặc tiết quá nhiều dầu, tạo điều kiện cho nấm Malassezia phát triển mạnh, dẫn đến gàu.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Clinical and Aesthetic Dermatology, thiếu vitamin B6 và B12 có thể liên quan đến tình trạng viêm da tiết bã và gàu mãn tính. Để bổ sung vitamin B, bạn có thể ăn nhiều trứng, thịt gà, cá hồi, hạt óc chó và rau lá xanh. Một chế độ ăn đầy đủ nhóm vitamin B không chỉ giúp giảm gàu mà còn hỗ trợ tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng.
2. Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ da đầu khỏi tác hại của gốc tự do, đồng thời duy trì độ ẩm và cải thiện tuần hoàn máu dưới da. Khi cơ thể thiếu vitamin E, da đầu dễ bị khô, bong tróc, làm suy yếu hàng rào bảo vệ tự nhiên, từ đó dẫn đến gàu nhiều hơn.
Theo nghiên cứu đăng trên Journal of Investigative Dermatology, thiếu hụt vitamin E có thể làm tăng stress oxy hóa trên da đầu, góp phần gây ra viêm và gàu. Để bổ sung vitamin E, bạn có thể ăn nhiều hạnh nhân, hạt hướng dương, bơ, dầu ô liu và rau bina. Khi có đủ vitamin E, da đầu sẽ khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng bong vảy và ngứa ngáy do gàu.

3. Vitamin H
Vitamin H có tên gọi khác là Biotin, Vitamin B7, Vitamin B8. Vitamin H đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất keratin – một loại protein cấu tạo nên tóc và da đầu. Khi cơ thể thiếu hụt Biotin, da đầu có thể trở nên yếu hơn, dễ bong tróc và mất cân bằng dầu nhờn, tạo điều kiện cho gàu phát triển.
Theo nghiên cứu được đăng trên International Journal of Trichology, thiếu Biotin có thể dẫn đến viêm da đầu, làm tăng nguy cơ bong vảy và kích ứng. Để bổ sung vitamin H, bạn nên ăn nhiều trứng, hạnh nhân, quả óc chó, cá hồi và chuối. Việc cung cấp đủ Biotin không chỉ giúp kiểm soát gàu mà còn hỗ trợ tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng.
4. Các dưỡng chất khác
Ngoài vitamin B, vitamin E và vitamin H, da đầu nhiều gàu có thể là hệ quả của việc thiếu hụt những dưỡng chất như:
- Vitamin A: Hỗ trợ sản sinh tế bào da mới, nhưng dư thừa có thể gây khô da đầu.
- Kẽm (Zn): Kiểm soát nhờn, kháng viêm, ngăn ngừa gàu.
- Sắt (Fe): Cung cấp oxy cho da đầu, ngăn ngừa tóc khô yếu.
- Omega-3: Giảm viêm, dưỡng ẩm cho da đầu.
Các cách cải thiện tình trạng gàu nhiều hiệu quả
Sau khi giải đáp băn khoăn da đầu nhiều gàu thiếu chất gì, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến những bí kíp cải thiện tình trạng gàu nhiều của mình. Vậy cùng tham khảo ngay vài bí kíp hay dưới đây nha!
1. Bổ sung thực dưỡng chất qua thực phẩm
Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm bạn nên thêm vào thực đơn của mình ngay để có mái tóc suôn mượt và sạch gầu nhé!

Nhóm vitamin | Tác dụng chính cho da đầu & tóc | Các thực phẩm nên bổ sung |
Vitamin B ((B2, B3, B6, B7 – Biotin, B12) | Giúp kiểm soát dầu nhờn, nuôi dưỡng da đầu. |
|
Vitamin E | Dưỡng ẩm, cải thiện tuần hoàn máu cho da đầu. |
|
Vitamin A | Hỗ trợ sản sinh tế bào da mới, nhưng dư thừa có thể gây khô da đầu. |
|
2. Sử dụng dầu gội đầu phù hợp
Dầu gội đầu là một sản phẩm chăm sóc tóc mà bạn thường xuyên sử dụng. Bởi vậy nên nó có sức ảnh hưởng tới sức khỏe da đầu lớn. Do đó, chọn dầu gội phù hợp là điều rất quan trọng nha. Vậy bạn đã biết cách chọn dầu gội đầu phù hợp với tóc chưa? Để Lux Beauty Center chỉ bạn nhé!
- Với da đầu nhiều dầu: Người có da đầu nhiều dầu cũng sẽ có gàu nhờn nhiều. Tóc thường xuyên bết dính, bóng nhẫy khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh. Nếu bạn sở hữu tóc nhiều dầu, nên dùng sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần kẽm, độ Ph > 6, ít hóa chất và ít chất dưỡng ẩm. Ngoài ra, với mái tóc nhiều dầu thì bạn nên sử dụng phần đầu ngón tay để gội, hạn chế gãi mạnh sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
- Với da đầu thường: Da đầu có sự cân bằng giữa da đầu dầu và khô. Do đó, dầu gội đầu thường sẽ có tỷ lệ các thành phần đồng đều nhau, đặc biệt là chất dưỡng ẩm và tẩy rửa. Việc tìm kiếm dầu gội đầu cho tóc thường sẽ khó hơn các loại tóc khác một chút, vì hầu hết thương hiệu sẽ chế tạo sản phẩm cho từng kiểu tóc riêng biệt.
- Với da đầu khô: Nếu da đầu bạn bị khô và nhiều gàu, hãy chọn dầu gội có thành phần dưỡng ẩm như dầu dừa, lô hội hoặc glycerin để cung cấp độ ẩm cần thiết. Tránh các sản phẩm chứa sulfate mạnh vì chúng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến da đầu càng khô hơn. Ngoài ra, dầu gội có độ pH cân bằng từ 4.5 – 5.5 sẽ giúp duy trì hàng rào bảo vệ da đầu, giảm tình trạng bong tróc. Những thành phần như vitamin E, B5 hay chiết xuất trà xanh cũng rất hữu ích trong việc làm dịu và nuôi dưỡng da đầu. Kết hợp với dầu xả hoặc mặt nạ tóc sẽ giúp cải thiện độ ẩm và ngăn ngừa gàu quay lại.

3. Cách trị gàu bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài những mẹo trên ra, bạn cũng có thể sử dụng những phương pháp tự nhiên này để đánh bay gàu nhé!
- Dùng giấm táo pha loãng để cân bằng Ph trên da đầu
Giấm táo pha loãng là một lựa chọn phổ biến của nhiều người, giúp cân bằng độ pH của da đầu, giảm môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn phát triển. Bạn chỉ cần pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1, thoa lên da đầu, massage nhẹ nhàng rồi xả sạch sau 5-10 phút.
- Ủ tóc với dầu dừa hoặc dầu ô liu để cấp ẩm
Ngoài ra, ủ tóc với dầu dừa hoặc dầu ô liu cũng là một cách hiệu quả để cấp ẩm cho da đầu, giảm bong tróc và ngứa. Các loại dầu này giàu vitamin E và axit béo, giúp nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh hơn. Bạn có thể thoa một lượng nhỏ dầu lên da đầu, để trong 30 phút rồi gội sạch bằng dầu gội dịu nhẹ. Kiên trì khoảng 2 – 3 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm gàu đáng kể.

- Sử dụng gel nha đam để làm dịu da đầu bị kích ứng
Một phương pháp khác là sử dụng gel nha đam, vốn nổi tiếng với khả năng làm dịu kích ứng và cung cấp độ ẩm. Bạn chỉ cần lấy gel nha đam tươi, thoa đều lên da đầu, để khoảng 20 phút rồi gội sạch. Kiên trì áp dụng những phương pháp này, bạn sẽ thấy tình trạng gàu được cải thiện tích cực đó.
Các câu hỏi thường gặp
Khi tìm hiểu xem da đầu nhiều gàu là thiếu chất gì, chắc hẳn bạn sẽ có khá nhiều băn khoăn dưới đây. Vậy thì hãy để Lux Clinic giải đáp nha.
1. Tại sao gội đầu xong vẫn có gàu?
Gội đầu xong vẫn có gàu có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm việc chọn sai dầu gội, chưa làm sạch kỹ hoặc do các vấn đề về da đầu. Nếu dầu gội không phù hợp, nó có thể làm khô hoặc kích ứng da đầu, khiến gàu tiếp tục xuất hiện.
Ngoài ra, nếu không xả sạch dầu gội hoặc dầu xả, cặn sản phẩm có thể tích tụ, tạo môi trường cho nấm và vi khuẩn phát triển. Một số trường hợp gàu dai dẳng có thể do viêm da tiết bã hoặc nấm Malassezia, cần có phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
2. Đầu nhiều gàu gội gì?
Nếu da đầu bạn nhiều gàu, hãy chọn dầu gội có các thành phần chuyên biệt giúp kiểm soát gàu hiệu quả. Những thành phần như ketoconazole, zinc pyrithione, selenium sulfide có khả năng kháng nấm và giảm viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây gàu.
Nếu da đầu bạn thuộc loại nhờn, hãy ưu tiên dầu gội có acid salicylic giúp loại bỏ tế bào chết và bã nhờn dư thừa. Ngược lại, nếu da đầu khô, bạn nên chọn sản phẩm có dầu dừa, lô hội hoặc vitamin E để cấp ẩm và làm dịu. Quan trọng nhất, hãy tránh dầu gội chứa sulfate mạnh vì chúng có thể khiến da đầu kích ứng và làm tình trạng gàu tệ hơn.
Kết luận
Như vậy, da đầu nhiều gàu là thiếu chất gì? Da đầu nhiều gàu là hệ quả của việc thiếu nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin E, vitamin H,… Do đó, việc bổ sung các dưỡng chất trên, cùng với các cách cải thiện tình trạng gàu nhiều sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trên.
Đọc Thêm:
>>> GÀU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN DA ĐẦU BỊ GÀU? TRIỆU CHỨNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ
>>> GÀU MẢNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN TÓC BỊ GÀU MẢNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ
>>> 10 CÁCH TRỊ GÀU TẠI NHÀ BẠN CÓ BIẾT?
>>> CÁCH PHÂN BIỆT GÀU VÀ NẤM DA ĐẦU BẠN CÓ BIẾT?
>>> NẤM DA ĐẦU LÀ GÌ? TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BỊ NẤM DA ĐẦU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
__________________
LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO
Địa chỉ: 33C1 Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3
Email: marketing@luxbeautycenter.com
Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028
Website: https://luxclinic.vn/
Fanpage: Lux Beauty Center
*Vui lòng để lại thông tin – Lux Beauty Center sẽ gọi cho bạn ngay!
`