NẤM DA ĐẦU LÀ GÌ? TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BỊ NẤM DA ĐẦU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

TẠI SAO BỊ NẤM DA ĐẦU? TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN BỊ NẤM DA ĐẦU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Da đầu ngứa ngáy không ngừng dù vừa mới gội sạch, tóc rụng nhiều hơn bình thường mà không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của nấm da đầu – loại bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe da đầu. 

Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn muốn khám phá triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa nấm da đầu hiệu quả nhất.

1/ Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu là bệnh lý nhiễm trùng trên da đầu do vi nấm gây ra, chủ yếu thuộc hai loài Trichophyton và Microsporum.

Các vi nấm xâm nhập vào nang tóc, da đầu và lớp biểu bì, làm tổn thương cấu trúc tóc cũng như da đầu. Người mắc bệnh thường gặp các triệu chứng như ngứa, bong tróc da, xuất hiện mảng vảy hoặc vùng hói. 

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra viêm nặng, rụng tóc và thậm chí để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh nấm da đầu xuất hiện trên mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở trẻ em. Ngoài khó chịu thể chất, tình trạng bệnh còn ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ và tâm lý người bệnh. 

Nấm da đầu gây ngứa
Nấm da đầu gây ngứa

2/ Có mấy loại nấm da đầu? Cùng tìm hiểu

Dựa vào biểu hiện lâm sàng, nấm da đầu được phân thành hai nhóm chính: nấm không viêm và nấm viêm. Cả hai loại đều sở hữu đặc điểm và mức ảnh hưởng khác nhau đến da đầu, tóc. Cùng Lux Beauty Center phân biệt các loại nấm da đầu nhé:

Nấm không viêm

Nấm không viêm thường có biểu hiện nhẹ, không gây tổn thương sâu nhưng vẫn làm ảnh hưởng đáng kể đến da đầu và tóc. Loại này bao gồm:

  • Nấm nội thân (Endothrix): Loại nấm xâm nhập vào sâu trong thân tóc, làm tóc dễ gãy và yếu. Tác nhân chính gây bệnh là vi nấm Trichophyton tonsurans. Triệu chứng thường gặp là các mảng tròn nhỏ trên da đầu, tóc gãy sát da, tạo thành các đốm đen li ti trên bề mặt da đầu.
  • Nấm ngoại thân (Ectothrix): Loại nấm này thường tấn công vào lớp ngoài của nang tóc. Vi nấm Microsporum canis là tác nhân chính gây bệnh. Biểu hiện bao gồm tóc gãy, kèm theo bong tróc da đầu và xuất hiện lớp vảy trắng hoặc vàng.

Nấm viêm

Nấm viêm thường gây tổn thương sâu, có thể dẫn đến viêm nhiễm nặng và để lại di chứng lâu dài. Loại này bao gồm:

  • Kerion: Đây là dạng nấm viêm nặng nhất, thường gây sưng tấy, đỏ da và có thể mưng mủ. Các vùng da bị tổn thương trở nên nhạy cảm, đau nhức và thường để lại sẹo sau khi lành. Loại nấm này có thể gây rụng tóc không hồi phục nếu không được điều trị sớm.
  • Favus: Dạng nấm này đặc trưng bởi nhiều mảng vảy vàng, cứng và có hình dạng giống tổ ong, gây tổn thương nghiêm trọng đến nang tóc. Vi nấm Trichophyton schoenleinii là tác nhân chính. Favus thường để lại các vết sẹo lớn kèm theo hiện tượng rụng tóc từng đám.
Nấm viêm là loại nấm dẫn đến viêm nhiễm nặng, lâu dài
Nấm viêm là loại nấm dẫn đến viêm nhiễm nặng, lâu dài

3/ Nguyên nhân bị nấm da đầu? Nấm da đầu xuất hiện từ đâu?

Nguyên nhân dẫn đến nấm da đầu rất đa dạng và hầu hết đều liên quan đến vệ sinh cá nhân, môi trường sống hoặc thói quen sinh hoạt. Vi nấm dễ dàng sinh trưởng trong môi trường ẩm ướt và khi da đầu không được bảo vệ đúng cách.

Vệ sinh da đầu không đúng cách

Da đầu không sạch là nguyên nhân hàng đầu gây nấm. Dầu thừa, mồ hôi, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ là môi trường sống lý tưởng cho vi nấm phát triển. Ngoài ra, thói quen gội đầu không đúng cách, như gãi quá mạnh hoặc không làm sạch hoàn toàn dầu gội, có thể khiến da đầu bị tổn thương. Các vết xước trên da đầu trở thành “cửa ngõ” cho vi nấm xâm nhập và gây bệnh.

Gội đầu không đúng cách khiến nấm dễ xâm nhập, sinh sôi
Gội đầu không đúng cách khiến nấm dễ xâm nhập, sinh sôi

Lười vệ sinh cá nhân

Thói quen lười gội đầu hoặc để tóc ẩm đi ngủ cũng là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến nấm da đầu. Môi trường ẩm ướt là điều kiện hoàn hảo để vi nấm sinh sôi. Những người thường xuyên bận rộn, không có thời gian chăm sóc tóc hoặc chỉ gội đầu khi tóc quá bẩn dễ mắc bệnh hơn.

Lây nhiễm từ người hoặc động vật

Nấm da đầu là loại bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Người bệnh có thể bị lây qua tiếp xúc trực tiếp với người khác hoặc dùng chung các vật dụng cá nhân như lược, mũ, khăn tắm. Ngoài ra, các loại động vật như chó, mèo, thậm chí cả gia cầm cũng có thể mang vi nấm. Khi tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm nấm, nguy cơ lây bệnh sang người là rất cao.

Môi trường sống ô nhiễm

Nguồn nước bị ô nhiễm hoặc sống trong môi trường nhiều bụi bẩn, độ ẩm cao cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị nấm da đầu. Đặc biệt, việc sử dụng nước bẩn để gội đầu có thể khiến vi nấm bám vào da đầu và phát triển.

Môi trường sống ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nấm đầu
Môi trường sống ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nấm đầu

Suy giảm hệ miễn dịch

Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, người mắc bệnh mãn tính hoặc những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thường dễ bị vi nấm tấn công hơn. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể không đủ khả năng kiểm soát sự phát triển của vi nấm, dẫn đến bệnh bùng phát và tiến triển nặng hơn.

4/ Triệu chứng bệnh nấm da đầu

Bệnh nấm da đầu thường biểu hiện qua các triệu chứng rõ rệt, nhưng cũng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác như gàu thông thường hay viêm da tiết bã. Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng, giúp bạn nhận biết bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Xuất hiện nhiều gàu trên da đầu

Dấu hiệu ban đầu của nấm da đầu là tình trạng gàu xuất hiện nhiều hơn bình thường. Gàu do nấm không chỉ khô mà còn ướt, thường bết dính trên tóc và da đầu do da tiết nhiều bã nhờn. Tình trạng này thường làm da đầu ngứa ngáy, gây khó chịu.

Nhiều người không để ý rằng gàu nhiều và dai dẳng có thể là dấu hiệu của nấm. Khi gàu đi kèm với ngứa và triệu chứng khác như tóc yếu, rụng nhiều, khả năng bị nấm da đầu là rất cao. Trường hợp này, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Ngứa da đầu và nổi mụn

Ngứa là triệu chứng phổ biến nhất, tình trạng ngứa vẫn không giảm ngay cả khi gội đầu sạch sẽ. Nhiều nốt mụn nhỏ, màu đỏ có thể xuất hiện trên da đầu, gây viêm và đau nhức. Đây là dấu hiệu đặc trưng của nấm phát triển trên bề mặt da đầu. Nếu không được điều trị, các nốt mụn này có thể lan rộng, làm tổn thương da đầu và dẫn đến nhiễm trùng nặng.

5/ Rụng tóc nhiều, rụng từng mảng

Khi bệnh tiến triển, vi nấm tấn công sâu vào nang tóc, làm tóc yếu đi và dễ gãy rụng. Rụng tóc thường bắt đầu từ mức độ nhẹ, sau đó có thể dẫn đến rụng từng mảng lớn. Mảng hói hình tròn hoặc bầu dục có thể xuất hiện trên da đầu, khiến người bệnh mất tự tin.

Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi nhiễm nấm khoảng 20 ngày đến 1 tháng. Trong giai đoạn nặng, vùng da đầu bị nấm còn kèm theo hiện tượng viêm, gây đau đớn và sưng đỏ.

Vảy dày và tổn thương da

Trong một số trường hợp nấm nặng, da đầu có thể hình thành mảng vảy dày, màu trắng hoặc vàng. Những mảng này khiến vùng da đầu trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương khi gãi hoặc chà xát. Nếu không được xử lý, nấm có thể gây nhiễm trùng nặng, dẫn đến hình thành sẹo và rụng tóc vĩnh viễn.

6/ Phương pháp trị nấm da đầu hiệu quả

Điều trị nấm da đầu là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định y khoa. Bệnh thường không thể tự khỏi và người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

Thuốc bôi trị nấm

Thuốc bôi là phương pháp bổ trợ quan trọng, giúp xử lý các triệu chứng bên ngoài như ngứa, viêm và bong tróc da. Thuốc thường được bôi trực tiếp lên vùng da đầu bị nhiễm nấm để tiêu diệt vi nấm tại chỗ. Các loại thuốc bôi thường dùng bao gồm:

  • Ketoconazole: Thuốc có tác dụng kháng nấm mạnh, giúp giảm nhanh tình trạng ngứa và tiêu diệt vi nấm gây bệnh.
  • Clotrimazole: Loại thuốc bôi thường dùng để điều trị trường hợp nấm da đầu nhẹ đến trung bình.
  • Naftifine: Thuốc này có khả năng thấm sâu vào lớp biểu bì da đầu, giúp tiêu diệt vi nấm và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Mặc dù thuốc bôi có thể giảm triệu chứng nhanh, nhưng lại không thể tiếp cận sâu vào nang tóc – nơi vi nấm thường trú ngụ. Vì vậy, thuốc bôi thường được sử dụng kết hợp với thuốc uống để đạt hiệu quả tối ưu.

Dầu gội trị nấm

Dầu gội chứa hoạt chất chống nấm như ketoconazole, selenium sulfide hoặc zinc pyrithione giúp loại bỏ vi nấm trên bề mặt da đầu, giảm bã nhờn và ngăn ngừa bệnh tái phát. Bạn massage nhẹ nhàng dầu gội lên da đầu, để trong 5–10 phút trước khi xả sạch để hoạt chất có thời gian phát huy tác dụng. Tần suất gội là 2–3 lần mỗi tuần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Cân nhắc sử dụng các sản phẩm trị gàu
Cân nhắc sử dụng các sản phẩm trị nấm

Dầu gội trị nấm thường chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể tiêu diệt vi nấm tận gốc. Vì vậy, cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc uống trị nấm

Thuốc uống là liệu pháp điều trị chính trong hầu hết các trường hợp nấm da đầu, đặc biệt là những trường hợp bệnh đã tiến triển nặng. Thuốc kháng nấm đường uống có khả năng tiêu diệt vi nấm từ bên trong cơ thể, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc phổ biến là:

  • Griseofulvin: Loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị nấm da đầu. Griseofulvin hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi nấm, làm cho chúng không thể tiếp tục sinh sôi. Loại thuốc này thường được sử dụng từ 4–6 tuần và chỉ định theo liều lượng cụ thể dựa trên độ tuổi, cân nặng của bệnh nhân.
  • Terbinafine: Terbinafine có khả năng tiêu diệt các loài nấm sợi như Trichophyton và Microsporum, đồng thời giảm nhanh triệu chứng viêm ngứa.
  • Fluconazole và Itraconazole: Những loại thuốc này thường dùng trong trường hợp nấm nghiêm trọng hoặc khi bệnh nhân không phù hợp với phương thuốc khác. Fluconazole có thời gian điều trị kéo dài nhưng ít gây tác dụng phụ hơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc uống:

  • Thuốc kháng nấm thường đi kèm một số tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, hoặc phản ứng dị ứng. Trong trường hợp hiếm gặp, thuốc có thể gây ảnh hưởng đến gan hoặc thận.
  • Việc sử dụng thuốc uống cần được giám sát chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột.

Các phương pháp tự nhiên

Ngoài việc sử dụng thuốc tây y, các phương pháp tự nhiên cũng có thể hỗ trợ điều trị, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

Bồ kết - Một trong các phương pháp tự nhiên trị nấm da đầu
Bồ kết – Một trong các phương pháp tự nhiên trị nấm da đầu
  • Bồ kết: Nước bồ kết có chứa saponin – loại hoạt chất tự nhiên giúp làm sạch da đầu và tiêu diệt nấm. Gội đầu bằng nước bồ kết thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa, làm dịu da đầu.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và dưỡng tóc hiệu quả. Massage da đầu bằng dầu dừa không chỉ giúp giảm ngứa mà còn nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh hơn.
  • Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu này có khả năng kháng nấm mạnh mẽ. Bạn có thể trộn vài giọt tinh dầu tràm trà với dầu dừa để ủ tóc, giúp làm sạch da đầu và giảm tổn thương do nấm.

7/ Cách phòng ngừa bệnh nấm da đầu

Phòng bệnh luôn dễ dàng và ít tốn kém hơn so với việc điều trị. Để tránh nguy cơ mắc nấm da đầu, bạn cần chú ý thay đổi lối sống và duy trì thói quen vệ sinh đúng chuẩn.

  • Vệ sinh da đầu đúng cách: Giữ cho da đầu sạch sẽ là điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa vi nấm. Bạn nên gội đầu thường xuyên, sử dụng loại dầu gội phù hợp và xả sạch tóc sau mỗi lần gội. Ngoài ra, bạn cần lau khô tóc hoàn toàn trước khi ngủ hoặc đội mũ. Tránh để tóc ẩm trong thời gian dài, đặc biệt sau khi gội hoặc khi trời mưa.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân: Vi nấm dễ lây lan qua các vật dụng cá nhân như lược, khăn tắm, mũ bảo hiểm. Vì vậy, không nên sử dụng chung những đồ vật này với người khác. Đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị nấm da đầu, cần giặt sạch và khử trùng các vật dụng cá nhân để tránh lây nhiễm.
  • Tránh tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm: Thú nuôi như chó, mèo thường là nguồn lây nhiễm nấm. Nếu nghi ngờ thú cưng bị nhiễm bệnh, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để điều trị. Sau khi tiếp xúc với động vật, cần rửa tay sạch sẽ và vệ sinh kỹ càng.
  • Tăng cường sức đề kháng: Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi nấm. Bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất qua chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, dâu tây. Ngoài ra, uống đủ nước, tránh căng thẳng cũng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Kiểm tra và điều trị sớm: Ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường như ngứa da đầu, gàu nhiều, tóc rụng, bạn nên đến bác sĩ da liễu để kiểm tra. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng, tránh được các biến chứng nguy hiểm như viêm da hay rụng tóc vĩnh viễn.
Sử dụng vitamin để tăng cường đề kháng, chống nấm
Sử dụng vitamin để tăng cường đề kháng, chống nấm

8/ Kết luận

Nấm da đầu là bệnh lý phổ biến nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa, điều trị nếu bạn chú ý chăm sóc da đầu đúng cách. Hy vọng bài viết từ Lux Clinic đã giúp bạn hiểu rõ tại sao bị nấm da đầu, nguyên nhân da đầu bị nấm và một số cách phòng tránh, trị bệnh hiệu quả gởi đến bạn. Xin cám ơn!

Đọc Thêm:

>>> GÀU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN DA ĐẦU BỊ GÀU? TRIỆU CHỨNG & CÁCH ĐIỀU TRỊ

>>> CÁCH PHÂN BIỆT GÀU VÀ NẤM DA ĐẦU BẠN CÓ BIẾT?

>>> ĐIỀU TRỊ RỤNG TÓC CÔNG NGHỆ CAO – LUXHAIR

>>> RỤNG TÓC LÀ GÌ? NHẬN BIẾT 11 NGUYÊN NHÂN GÂY RỤNG TÓC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

>>> LIỆU TRÌNH CHĂM SÓC TÓC HAIRCARE TẠI LUX BEAUTY CENTER

__________________

LUX BEAUTY CENTER – VIỆN THẨM MỸ CÔNG NGHỆ CAO

Địa chỉ: 33C1 Tú Xương, P. Võ Thị Sáu, Q.3

Email: marketing@luxbeautycenter.com

Hotline: 1900 252689 – 028 3930 2028

Website: https://luxclinic.vn/

Fanpage: Lux Beauty Center

 *Vui lòng để lại thông tin – Lux Beauty Center sẽ gọi cho bạn ngay!

`